Cách hẹn giờ tắt máy tính Win 10 vô cùng hữu ích nếu công việc của bạn yêu cầu phải để máy tính trong vài giờ nhưng muốn tắt nó sau khi hoàn tất mà không phải liên tục ngồi chờ đợi.
Cách hẹn giờ tắt máy tính Win 10 bằng hộp thoại Run
Đây là cách hẹn giờ tắt máy tính nhanh và đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện được với những thao tác:
Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + R để mở Run
Bước 2: Nhập lệnh “shutdown -s -t [số giây]”. Số giây chính là thời gian đếm ngược cho đến khi tự động tắt máy tính Win 10.
Bước 3: Nhấn chọn OK.
Cách hẹn giờ tắt máy tính tự động bằng shortcut
Bạn cũng có thể sử dụng shortcut ngay trên màn hình chính mà không cần đến phần mềm hay ứng dụng nào khác.
Bước 1: Bấm chuột phải lên desktop > New > Shortcut và bạn sẽ được duyệt đến file Shutdown.exe thường có đường dẫn “C:\Windows\System32\Shutdown.exe” > Next
Bước 2: Đặt tên cho shortcut > Finish
Bước 3: Bấm chuột phải lên phím tắt vừa tạo chọn Properties
Bước 4: Trong ô Target, nhập lệnh tắt máy:
-s: Tắt máy
-l: Log off
-r: Khởi động lại máy
Bước 5:Nhập -t xx vào lệnh trên để hẹn giờ tắt máy với xx là số giây chờ tắt máy
Bước 6: Thêm -c “văn bản” vào lệnh để đặt câu chào khi tắt máy nếu bạn muốn, ví dụ “Good bye”
Cách hẹn giờ tắt máy tính Win 10 bằng Windows Task Scheduler
Task Scheduler là công cụ có sẵn trong Windows, giúp bạn thực hiện nhiều hành động và tác vụ trên máy tính, trong đó có cả tính năng chủ động hẹn giờ tắt máy.
Bước 1: Khởi động Task Scheduler bằng cách vào Menu Start > tìm kiếm và mở trình Schedule
Bước 2: Chọn Create Basic Task > đặt tên cho nhiệm vụ của bạn như “tắt máy”.
Bước 3: Chọn When do you want the task to start? rồi chọn tần suất hẹn giờ tắt máy theo nhu cầu: Daily (hằng ngày), Weekly (hàng tuần), Monthly (hàng tháng), Onetime (một lần), When the computer starts (khi máy tính khởi động), When I log on (khi đăng nhập), When a specific event is logged (khi một sự kiện cụ thể được ghi lại)
Bước 4: Nhập thời gian và ngày để bắt đầu hẹn giờ tắt máy tính Win 10
Bước 5: Chọn Start a program > Next để đi đến ổ C > kéo xuống chọn shutdown > Open
Bước 6: Điền “-s” vào ô Add arguments > nhấn Next > Kiểm tra lại thông tin hẹn giờ tắt máy một lần nữa > nhấn Finish để kết thúc
Cách hẹn giờ tắt máy tính Win 10 bằng phần mềm chuyên dụng
Bên cạnh những cách hẹn giờ tắt máy tính trên các công cụ có sẵn, bạn cũng có thể sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như” PC Sleep, Sleep Timer,…
PC Sleep
PC Sleep là phần mềm không chỉ hỗ trợ cài đặt thời gian tắt máy tính và tự động hóa các chế độ Shutdown, Restart, Log Off,… trên hệ thống, cho phép người dùng tiết kiệm dung lượng pin khi cần thiết.
Phần mềm PC Sleep.
Bước 1: Cài đặt và mở phần mềm PC Sleep trên máy tính của bạn
Bước 2: Chọn một trong các chế độ Log Off, Restart, Shutdown, Standby, Hibernate theo nhu cầu của bạn
Bước 3: Chọn Start để hoàn tất hẹn giờ tắt máy tính Win 10.
Sleep Timer
Với Sleep Timer, bạn có thể tắt máy tính của mình sau một khoảng thời gian nhất định.
Bước 1: Tải về và mở phần mềm Sleep Timer trên máy tính
Bước 2: Chọn một trong 3 chế độ Mode là Time (lựa chọn thời gian cố định trong ngày sau khi kích hoạt)
Bước 3: Chọn hành động được thực hiện ở mục Action là Hibernate (chế độ ngủ đông gần giống với Sleep)
Bước 4: Chọn Start để hoàn tất quá trình cài đặt và bắt đầu hẹn giờ.
Windows Shutdown Assistant
Phần mềm Windows Shutdown Assistant giúp bạn tự động tắt máy tính vào thời gian hẹn trước theo nhu cầu và có thể sử dụng nó trong nhiều trường hợp như thiết bị không hoạt động, pin yếu hay bộ xử lý đang bị sử dụng quá mức.
Phần mềm Windows Shutdown Assistant.
Ngoài ra, phần mềm này còn giúp đăng xuất, khởi động và khóa thiết bị một cách tự động theo mong muốn của người dùng.
Hy vọng với những hướng dẫn trên đây của Vương Khang, bạn đã có thể bỏ túi cho mình thêm một vài cách hẹn giờ máy tính Win 10 hữu ích. Chúc các bạn thực hiện thành công!
Bài viết liên quan
- 4 cách để tùy chỉnh thanh tác vụ trong Windows 11 (29.04.2022)
- 6 vấn đề với Surface Pro 8 và cách khắc phục (01.04.2022)
- Cách tắt Microsoft Defender Antivirus trong Windows 11 (17.01.2022)
- 4 lý do khiến Surface tốt hơn khi có Windows 11 (11.01.2022)
- Màn hình Surface Duo 2 không lên và cách khắc phục hiệu quả (07.01.2022)