Ong mật – 27 điều thú vị về sinh vật nhỏ bé tuyệt vời

Cách xua đuổi ong an toàn nhất | VTC16
Cách xua đuổi ong an toàn nhất | VTC16

Ong mật – 27 điều thú vị về sinh vật nhỏ bé tuyệt vời

02/11/2018

Nội dung

  • 1 1. Ong có từ bao giờ
  • 2 2. Có bao nhiêu loại ong?
  • 3 3. Cấu tạo cơ thể ong
  • 4 4. Các loài ong khác nhau bởi điều gì?
  • 5 5. Chỉ có ong mật biết làm mật
  • 6 6. Ong mật hữu ích như thế nào?
  • 7 7. Vị thế của các con ong mật trong đàn
  • 8 8. Ong giao phối như thế nào?
  • 9 9. Ong sinh sản như thế nào?
  • 10 10. Giới tính của ong hình thành như thế nào?
  • 11 11. Số phận của các con ong trong đàn rất khác nhau
  • 12 12. Tại sao đàn ong cần có chúa
  • 13 13. Những ông chồng ong làm gì?
  • 14 14. Giới tính của ong thợ
  • 15 15. Vũ khí của ong mật là gì?
  • 16 16. Ong giao tiếp với nhau như thế nào?
  • 17 17. Ong có ngủ không?
  • 18 18. Làm thế nào để nhận biết các con ong trong đàn?
  • 19 19. Ong vệ sinh tổ như thế nào?
  • 20 20. Nhiệt độ trong tổ ong được duy trì như thế nào?
  • 21 21. Thùng nuôi ong có từ bao giờ?
  • 22 22. Tại sao ong không đi lạc vào tổ của những đàn khác?
  • 23 23. Ong bị mù một số màu
  • 24 24. Ong có nhận biết được hương thơm của các loài hoa?
  • 25 25. Tính nết của các đàn ong
  • 26 26. Ong có ăn thịt đồng loại không?
  • 27 27. Những hình lục giác và khả năng toán học của ong

Ong mật là 1 trong 10 loại sinh vật chăm chỉ nhất hành tinh. Hãy cùng Honimore khám phá sinh vật bé nhỏ nhưng quyết định sự sống trên trái đất này.

1. Ong có từ bao giờ

Ong có mặt trên Trái đất cách đây khoảng 30 triệu năm, hầu như khắp mọi nơi, ngoại trừ hai vùng Bắc cực và Nam cực. Hẳn nhiều người trong số chúng ta đã từng bị ong đốt hoặc vô tình thấy các tổ ong ở đâu đó, trên cửa sổ, cành cây cao, các ống khói hay góc tường.

2. Có bao nhiêu loại ong?

Trong thế giới tự nhiên có rất nhiều họ ong, mỗi họ lại có rất nhiều loài khác nhau. Tính chung, có khoảng 20.000 loài ong khác nhau.

3. Cấu tạo cơ thể ong

Tất cả các loài ong đều có 4 cánh, 5 mắt và 6 chân, toàn thân chúng và cả ở chân có rất nhiều lông.

Giống như các loài côn trùng khác, cơ thể ong gồm ba phần là đầu, ngực và bụng. Chân gắn với phần ngực. Ong có các cơ quan cảm giác rất tinh tế.

Trong một số trường hợp, các giác quan của chúng nhạy cảm hơn con người rất nhiều. Ví dụ, ong có thể nhìn được trong phổ bức xạ cực tím để tìm kiếm nơi hút mật là những bông hoa có bức xạ này để “dẫn đường” cho nó. Ong có thể phân biệt được các màu vàng, xanh da trời…

4. Các loài ong khác nhau bởi điều gì?

Các loài ong khác nhau bởi màu sắc, kích thước, tập quán sinh sống. Nhìn chung ong sống theo bầy đàn, tự làm tổ, đẻ trứng và nuôi con.

Nhưng cũng có loài không làm tổ và đẻ trứng ký sinh vào các sinh vật mồi. Có những loài ong hung dữ, chuyên đi săn mồi, ăn các loại sâu, bướm và các loại côn trùng khác như ong sói, ong sát thủ, ong vò vẽ, vv…

5. Chỉ có ong mật biết làm mật

Có những loài ong hiền lành, chăm chỉ hút mật, ăn phấn hoa. Nhưng không phải loài ong hút mật hoa nào cũng biết để dành mật trong tổ. Trước khi để dành mật, ong luyện mật hoa trở thành mật ong. Những loài ong biết luyện mật được gọi là ong mật.

Ong mật là loài ong hữu ích cho con người nhất.

6. Ong mật hữu ích như thế nào?

Thứ nhất

Giống các loài ong hút mật khác, trong quá trình lấy mật và phấn hoa, ong mật đã vô tình thu phấn cho hoa. Việc này giúp duy trì và phát triển hệ thực vật, gián tiếp ảnh hưởng đến các loài động vật khác, trong đó có con người.

Có thể nói, ong mật giúp duy trì hệ sinh thái trên Trái đất. Nhà bác học Albert Einstein đã có câu nói nổi tiếng: “Nếu loài ong biến mất, loài người trên trái đất chỉ tiếp tục sống thêm 4 năm nữa”!

Thứ hai

Ong mật là loài côn trùng duy nhất sản xuất ra thức ăn mà con người cũng dùng được. Hơn thế nữa, mật ong còn được coi là một loại dưỡng chất tuyệt vời.

Mật ong không chỉ cung cấp chất bổ cho cơ thể mà còn đem lại vẻ đẹp cho mỗi người. Mật ong vừa có tác dụng thay thế đường, tăng cường sức đề kháng và phòng chống nhiễm trùng.

Các sản phẩm từ ong khác như sữa ong chúa, phấn hoa, sáp ong (chất liệu làm tổ ong) cũng rất hữu ích cho con người. Thậm chí, nọc ong mật đã được dùng để chữa bệnh thấp tim, viêm dây thần kinh, viêm đa khớp, hen, đau cột sống và huyết áp cao.

7. Vị thế của các con ong mật trong đàn

Trong mỗi tổ ong mật chỉ có duy nhất một ong chúa, một số ít ong đực và rất nhiều ong thợ.

Ong thợ làm mọi việc: xây tổ, kiếm mật hoa, phấn hoa, làm mật, chăm sóc ong non và bảo vệ tổ.

Ong chúa là ong duy nhất làm nhiệm vụ sinh sản, duy trì quân số của đàn.

Ong đực không làm mật nên còn gọi là ong lười. Chúng chỉ có một việc duy nhất là giao phối với ong chúa.

8. Ong giao phối như thế nào?

Ong mật đực sau khi giao phối với ong chúa sẽ bị mất bộ phận sinh dục. Bộ phận ấy sẽ di chuyển vào cơ thể ong chúa sau khi giao phối.

Đây được coi là phương pháp đảm bảo sự thành công của quá trình thụ tinh và ngăn chặn các đợt giao phối khác.

Tuy nhiên, khi giao phối với con ong đực tiếp theo, ong chúa sẽ bỏ cơ quan sính sản của con ong trước đó và tiếp tục quá trình thụ tinh.

Con ong đực sau đó sẽ nhanh chóng chết, thậm chí nếu có thể sống, những con ong bị thương sau khi giao phối cũng sẽ bị đẩy ra khỏi tổ.

9. Ong sinh sản như thế nào?

Ong chúa tơ giao phối với các ong đực xong sẽ đẻ trứng vào các lỗ tổ. Ong thợ sẽ chăm sóc trứng cho đến khi nở và nuôi ấu trùng cho đến khi trưởng thành. Thời gian phát triển của ấu trùng tùy thuộc vào từng loại.

  • Ong chúa cần có 15 ngày để phát triển từ trứng thành chúa non. Ba ngày để ấu trùng nở ra từ trứng và 5 ngày rưỡi để phát triển thành nhộng. Sáu ngày rưỡi sau đó, nhộng thành ong chúa non.
  • Ong đực cần có 22 ngày rưỡi ngày để phát triển từ trứng thành ong đực non, gồm 3 ngày để ấu trùng nở ra từ trứng và 6 ngày rưỡi để phát triển thành nhộng. 13 ngày sau, nhộng nở thành ong.
  • Ong thợ cần có 21 ngày để phát triển từ trứng thành ong thợ non, gồm 3 ngày để ấu trùng nở ra từ trứng và 6 ngày rưỡi để phát triển thành nhộng. Sau 12 ngày, nhộng nở thành ong.
Bài Hay  [MẸO HAY] Cách Đuổi Ong Ra Khỏi Nhà Và Mẹo Chữa Trị Ong Đốt

Hình ảnh ong chúa (đánh dấu màu hồng)

10. Giới tính của ong hình thành như thế nào?

Tất cả các con ong đều do ong chúa sinh ra. Từ khi còn là trứng, giới tính của ong chia làm hai: trứng được thụ tinh là ong cái. Trứng không được thụ tinh là ong đực.

Ong chúa, ong thợ đều được hình thành từ một loại trứng có thụ tinh của ong chúa. Các con ong cái sẽ thành ong thợ. Chúng không có khả năng sinh sản. Ba loại ấu trùng ong được nuôi dưỡng khác nhau:

  • Ấu trùng ong chúa được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa ong chúa.
  • Ấu trùng ong đực được nuôi 3 ngày đầu bằng sữa và 3 ngày rưỡi sau bằng hỗn hợp phấn hoa và mật ong.
  • Ấu trùng ong thợ cũng giống như ấu trùng ong đực 3 ngày đầu bằng sữa và 3 ngày sau bằng phấn hoa và mật.

11. Số phận của các con ong trong đàn rất khác nhau

Trứng có thụ tinh thì sau 3 ngày nở thành ấu trùng. Trứng nở ra ong non (ấu trùng) trong các lỗ tổ. Có một lỗ tổ đặc biệt, to hơn các lỗ khác gọi là vú chúa. Ấu trùng trong đó được ong thợ cho ăn hoàn toàn bằng sữa chúa cho đến khi trưởng thành thì con ong đó sinh trưởng phát triển thành ong chúa.

Ong chúa có tuổi thọ 5 – 6 năm. Nhưng sức đẻ trứng của ong chúa mạnh nhất là năm thứ 2, các năm tiếp theo ong thường thay chúa vào cuối năm thứ 2 hoặc đầu năm thứ 3 để cho chúa trẻ, đẻ khoẻ, có nhiều trứng và ấu trùng, đàn ong sẽ mạnh.

Ở các lỗ tổ khác, ong thợ non được nuôi bằng sữa chúa ba ngày đầu. Từ ngày thứ 4 thì được nuôi bằng sữa làm từ mật và phấn hoa. Tuổi của ong thợ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và đàn ong mạnh hay yếu. Thông thường ong thợ sống được 50 – 60 ngày.

Mùa hè nắng nóng quá ong thợ sống được 5 – 6 tuần. Mùa thu mát mẻ ong thợ sống được 2 tháng. Đàn ong mạnh, đầy đủ thức ăn thì ong thợ sống lâu hơn đến 60 ngày; còn đàn ong yếu, thức ăn ít, ong thợ chỉ sống được 30 ngày.

Ong đực được sinh ra từ các trứng không được thụ tinh. Nó không tự kiếm ăn được mà do ong thợ cho ăn. Tuổi thọ của ong đực là 3 tháng hay hơn. Nhưng khi thiếu thức ăn dự trữ, ong đực thường bị đuổi ra khỏi tổ. Ong thợ không cho ăn nên bị chết đói ngoài tổ. Về mùa đông ong thợ cũng thường đuổi ong đực ra ngoài và bỏ chết rét.

12. Tại sao đàn ong cần có chúa

Do có thiên chức làm mật, ong mật có tổ chức xã hội cao nhất trong các loài ong. Nhìn vào tổ, chúng ta thấy hàng chục ngàn con ong bay ra, bay vào, suốt ngày bận rộn.

Thực ra, chúng đã tự phân chia công việc rõ ràng cho các nhóm. Mỗi nhóm ong làm nhiệm vụ khác nhau và luôn “tôn thờ” một nữ chúa.

Ong chúa là con cái duy nhất có buồng trứng phát triển đầy đủ. Một mình nó có khả năng đẻ trứng, duy trì nòi giống. Do vị trí “độc tôn” nên con ong cái này được gọi là ong chúa. Không có ong chúa, đàn ong sẽ nhanh chóng tan vỡ vì không đủ quân. Mỗi tổ ong chỉ có một ong chúa duy nhất.

Ong chúa ra đời và duy trì đàn

Trước khi ra đời, ấu trùng ong chúa được nuôi bằng một chế độ ăn đặc biệt là sữa chúa. Vài ngày sau khi nở ra, ong chúa bay ra khỏi tổ. Các chú ong đực sẽ bay theo để giao phối. Chúng giao phối trong khi bay.

Ong chúa có thể giao phối với khoảng 20 ong đực trong khoảng thời gian 1 đến 2 ngày. Trong “chuyến bay tình ái”, ong chúa nhận nhiều tinh trùng đến mức đủ dùng cho 3 năm hoặc hơn. Ong chúa lưu trữ tinh trùng từ những lần giao phối trong tử cung. Bởi vậy, nó có một nguồn cung cấp suốt đời và không bao giờ cần giao phối nữa.

Khi ong chúa già chết hoặc có thêm ong chúa mới

Trường hợp này ong thợ sẽ tạo chúa mới. Chúng sẽ nuôi một ấu trùng ong cái hoàn toàn băng sữa chúa.Khi trong đàn có thêm ong chúa, bầy ong sẽ tách đàn. Ong chúa chết, ong thợ sẽ “ướp xác” bằng sáp và một chất keo đặc biệt do chúng tiết ra.

13. Những ông chồng ong làm gì?

Những tổ ong mật thực sự là vương quốc nữ nhi, với hàng chục ngàn ong cái.Trong số đó, chỉ có duy nhất một ong chúa có thể sinh sản, còn lại đều là vô sinh.

So với hàng chục ngàn ong cái, vài trăm con đực thật lẻ loi và lép vế. Vai trò của chúng cũng rất mờ nhạt. Ong đực không dọn tổ, không nuôi ấu trùng, không làm mật. Nó cũng không có ngòi chích nên cũng không canh gác, bảo vệ tổ được. Ong đực không làm việc gì ngoại trừ một lần duy nhất giao phối với ong chúa.

Ong đực nở từ các trứng không được thụ tinh do ong chúa đẻ ra. Khi số lượng ong đực nhiều hơn cần thiết, chúng bị những con ong thợ đuổi khỏi tổ và sẽ chết vì đói.

Xem video: Ong đực giao phối với ong chúa:

14. Giới tính của ong thợ

Nếu nói những “chú” ong chăm chỉ là sai. Vì ong đực rất lười. Tất cả ong thợ đều là ong cái, nhưng buồng trứng phát triển không đầy đủ. Nguyên nhân là do khi chúng còn là ấu trùng chỉ được ăn sữa chúa 3 ngày. Ong thợ là thành phần chủ lực của đàn ong.

Các cô ong thợ có kích thước nhỏ bé so với ong chúa và ong đực nhưng lại làm hàng tá công việc: dọn dẹp các phòng nuôi trứng, chăm sóc và cho các ấu trùng ong ăn, thu lượm mật hoa, tạo sáp, bảo vệ tổ, dùng cánh để quạt cho tổ được thoáng mát…

Chúng tự phân công công việc theo ngày tuổi:

  • Từ 1 đến 3 ngày tuổi là thời điểm mới ra đời nên chỉ ở trong tổ làm nhiệm vụ quạt thông khí và điều hòa nhiệt độ trong tổ.
  • Từ 3 đến 10 ngày tuổi hạch tiết sữa phát triển Ong thợ ăn mật và phấn hoa để tạo ra sữa nuôi nuôi ong chúa.
  • Từ 10 đến 20 ngày tuổi hạch tiết sáp phát triển, ong thợ làm nhiệm vụ xây tổ và ra ngoài tập bay, nhận diện cửa tổ để chuẩn bị đi làm việc bên ngoài.
  • Những con ong thợ trên 20 ngày tuổi chúng còn làm nhiệm vụ đi lấy mật hoa và phấn hoa. Trong quá trình của cuộc đời mình, một con ong thợ sẽ sản xuất khoảng 1 muỗng rưỡi cà phê mật ong. Khi về già chúng làm nhiệm vụ canh tổ.

Tuổi thọ ong thợ rất ngắn, chỉ từ 30 đến 50 ngày.

15. Vũ khí của ong mật là gì?

Mật ong và ấu trùng ong non là món ăn khoái khẩu của nhiều loài sinh vật khác, thậm chí của một số loài ong khác.

Vì vậy, ngoài nhiệm vụ làm tổ, nuôi con, lấy mật, phấn hoa, một số ong thợ có chức năng đảm bảo “an ninh”. Chúng canh gác, bảo vệ tổ, đồng thời ngăn không cho những cô ong thợ “lười”, đi suốt ngày mà không có mật mang về được vào tổ.

Để làm nhiệm vụ này, ong thợ cần có vũ khí: đó là cặp răng to khỏe và đặc biệt là ngòi. Khác với nhiều loài ong khác, ngòi của ong mật có ngạnh nên khi đã dùng đến ngòi để chiến đấu, ong thợ sẽ “hy sinh” sau đó vì một phần cơ thể của mình bị đứt và găm sâu vào kẻ thù cùng với nọc độc.

Bài Hay  Không hiểu bằng cách nào ong bắp cày khổng lồ Châu Á vượt biển tới được Bắc Mỹ, đe dọa tính mạng ong bản địa

Ong thợ dùng răng cắn để đuổi những ong đực vô dụng ra khỏi tổ và ngăn không cho những con ong thợ được phân công đi lấy mật không hoàn thành nhiệm vụ bay vào tổ.

Đôi khi, trong một tổ có hai ong chúa non ra đời một lượt. Chúng sẽ chiến đấu sống còn để duy nhất trở thành nữ hoàng của đàn

16. Ong giao tiếp với nhau như thế nào?

Theo Tiến sĩ Shaowu Zhang, Trường Nghiên cứu Khoa học sinh học, ĐH QG Australia,

Vũ điệu của loài ong

Các thành viên trong cùng một tổ ong đều đặn thông qua các vũ điệu của chân và cánh để trao đổi thông tin với nhau. Chúng thông báo về vị trí của những địa điểm mới được khám phá, ví dụ như nguồn thức ăn, nguồn nước, khu vực xây tổ mới, những bông hoa có nguy hiểm, báo hiệu có kẻ thù, vv…

Tọa độ của các địa điểm xa được mã hóa bằng các động tác lúc lắc, ve vẩy của điệu vũ ba-lê. Hướng và độ dài của điệu nhảy tương ứng với hướng và khoảng cách của nguồn thực phẩm. Khoảng thời gian này khác nhau giữa các loài ong. Điều này chứng tỏ ngôn ngữ của ong mật ở các vùng khác nhau của Trái đất sẽ khác nhau… Tuy nhiên, chúng sẽ hiểu nhau trong một thời gian ngắn, chứ không học “ngoại ngữ” lâu như con người.

18. Làm thế nào để nhận biết các con ong trong đàn?

Nhìn toàn bộ đàn ong hầu như chỉ thấy có ong thợ, không ai nhìn thấy ong chúa vì nó luôn luôn lẫn vào trong đám ong thợ và được ong thợ bảo vệ rất chu đáo.

Còn ong đực chỉ nhiều lên khi đàn ong muốn chia đàn bằng cách, ong thợ làm tổ cho ong đực để ong chúa đẻ trứng vào, nở thành ong đực chuẩn bị cho chúa mới thụ tinh. Để phân biệt được ba loại ong này trong đàn phải căn cứ vào các đặc điểm sau đây:

  • Về độ lớn: Ong chúa là con lớn nhất đàn, dài gần gấp hai lần và nặng gần gấp ba con ong thợ, ong thợ là con ong nhỏ nhất đàn.
  • Về số lượng: Ong chúa chỉ có một con, ong đực ít, trong đàn chủ yếu là ong thợ.
  • Về màu sắc: Ong thợ có màu vàng, ong chúa màu nâu sẫm, còn ong đực có màu nâu đen.
  • Về hoạt động: Ong chúa chỉ ở trong tổ, rất ít khi đi ra ngoài, trừ những ngày ra để thụ tinh hoặc ra để bốc bay. Ong đực chỉ có ăn chơi, đi ra đi vào, không đi làm. Ong thợ là con ong siêng năng, đi làm mang mật và phấn hoa về tổ.

19. Ong vệ sinh tổ như thế nào?

Tổ ong phải luôn luôn sạch sẽ, không khí trong sạch. Nó phải không có mùi hôi mốc thì ong mới ở lâu và ổn định. Nếu có mùi lạ hoặc bẩn thỉu là ong bỏ tổ ngay. Do đó đàn ong luôn luôn tự làm vệ sinh trong tổ như một người nội trợ cần mẫn. Nếu trong tổ có rác, vật lạ nhỏ thì một số con ong thợ sẽ khiêng ra ngoài để vứt bỏ. Trường hợp rác hơi lớn có khi hai con ong cùng cắp và kéo ra khỏi tổ.

Có những con ong lo hốt phân của chúa đưa ra ngoài tổ. Có những con ong luôn đi kiểm tra vệ sinh trên tầng ong để làm sạch các tầng ong. Những lỗ tổ có con ong non chết thì lập tức được khiêng ra ngoài tổ vứt đi.

Lại có những con ong đi kiểm tra chung quanh tổ. Nếu thấy các khe hở ảnh hưởng đến đàn ong thì sẽ tiết ra keo ong để hàn kín tổ.

Có trường hợp những con vật lớn bị ong cắn chết trong tổ mà nhiều ong xúm lại không khiêng nổi. Khi đó một số ong thợ sẽ tiết sáp chôn ngay con vật đó trong tổ.

Nếu tổ ong bị rác bẩn nhiều, ong bị bệnh chết nhiều, hoặc vì một vật lạ làm ảnh hưởng lớn đến vệ sinh và trong sạch trong tổ mà cả đàn ong đã cố gắng hết sức cũng không thể giải quyết được thì đàn ong buộc phải bỏ tổ di chuyển đi tìm tổ mới.

Người nuôi ong hiểu rõ được đặc tính này của ong. Họ làm tốt vệ sinh tổ ong để con ong thợ khỏi mất thời gian làm vệ sinh. Chúng tập trung chăm lo đi lấy mật và phấn hoa. Ong mật sẽ không bị “bốc bay” vì nguyên nhân này.

20. Nhiệt độ trong tổ ong được duy trì như thế nào?

Nhiệt độ trong tổ ong phải ổn định 27°C đến 35°C thì đàn ong mới phát triển bình thường. Và đó cũng là nhiệt độ lý tưởng để bảo quản mật ong. Ở nhiệt độ này, trứng nở tốt, ong non phát triển và ong thợ đi làm siêng năng.

Trong trường hợp nhiệt độ ngoài trời thay đổi thì ong thợ có những hoạt động để điều chỉnh nhiệt độ trong tổ.

Về mùa hè

Ong thợ sẽ cánh quạt liên hồi để làm mát. Ong ý sắp hàng dọc, quay đầu quay trở vào, quạt đưa khí nóng trong tổ ra ngoài. Còn ong nội thì lại áp dụng cách quạt gió vào mát từ ngoài vào trong tổ. Nếu nhiệt độ trong tổ cao quá, ong đã dùng quạt gió rồi mà vẫn còn cao thì một lớp ong thợ phải ra ngoài tổ để hóng gió đồng thời giãn quân trong tổ để hạ nhiệt độ.

Về mùa đông

Trong trường hợp nhiệt độ trong thùng ong xuống dưới 27°C thì ong phải tìm cách làm cho tổ ấm lên. Chúng tập trung ong vào trong tổ, xúm vào nhau thành từng cụm trên tầng ong, bao quanh ong chúa. Vào những đợt rét ong ít đi làm. Ra ngoài rất dễ chết rét. Hơn nữa chúng còn phải ở nhà để điều hoà nhiệt độ trong tổ. Nếu làm thùng ong bằng những loại gỗ tốt, giữ được nhiệt và kín gió giúp cho ong giữ được độ ấm trong tổ khi mùa đông ong vẫn tích cực đi làm.

Trong thiết kế thùng nuôi ong, người ta chú ý yêu cầu ổn định nhiệt độ tổ. Tổ cần giữ ấm vào mùa đông và thông gió thoáng mát vào mùa hè.

21. Thùng nuôi ong có từ bao giờ?

Thùng nuôi ong mật là cái nhà ở của đàn ong.

Nhà thiên nhiên

Trong thiên nhiên ong mật làm nhà ở trong các hốc cây, hốc đá. Đôi khi ở một chạng ba cây được che chắn kín đáo, hoặc những hốc đất dưới gốc cây… Khi người ta phát hiện được tổ ong thì lấy mật rồi phá tổ, đuổi đàn ong đi.

Tuy nhiên những tổ ong thiên nhiên này thường ít mật. Nếu lấy mật cũng khó khăn và chỉ lấy được một lần. Từ đó, người có Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, cách chúng ta khoảng 5.000 đến 6.000 năm đã làm ra những thùng nuôi ong đầu tiên.

Nhà nhân tạo

Nó là các vò nung bằng đất sét, hoặc bằng gỗ. Thùng có thể là những cái rổ đan bằng cành cây trát đất sét, v.v…

Năm 1789 nhà nuôi ong Thuỵ Sỹ Franevis Huber mới sáng chế ra thùng nuôi ong đầu tiên. Nó có cấu tạo tháo lắp được. Cho đến thế kỷ XIX thì hàng loạt nhà nuôi ong các nước đều tìm cách cải tiến hàng loạt các loại thùng nuôi ong. Chúng cần thích nghi với từng điều kiện của từng địa phương. Tính đến nay đã có hơn 300 loại thùng ong cải tiến, có kết quả khác nhau.

Ở nước ta hiện phổ biến 2 loại thùng nuôi ong: Thùng nuôi ong bằng một khúc gỗ sâu rỗng ruột. Nuôi theo cách tự nhiên, còn gọi là “đõ ong”. Loại thùng ong này phổ biến ở nông thôn, miền núi hoặc những gia đình nuôi tự nhiên 1 – 2 tổ ong. Loại phổ biến nhất là thùng nuôi ong cải tiến hình vuông, một tầng, có 5 – 6 cầu (riêng ong Ý thường dùng thùng tohơn và có đến 10 – 12 cầu ong).

Bài Hay  Giải mã hiện tượng ong làm tổ trong nhà và biện pháp xử lý

22. Tại sao ong không đi lạc vào tổ của những đàn khác?

Con ong đi làm về thường không vào lạc tổ. Nó luôn tìm đúng cửa tổ của tổ ong mình với 2 điều kiện sau đây:

Điều kiện 1: ong có tới 5 mắt

Mắt con ong rất tinh tường với 5 con mắt: 2 mắt kép ở hai 2 bên và 3 mắt đơn trên đỉnh đầu. Mắt kép giúp ong nhận và phân biệt được sự vật từ xa. Mắt đơn giúp ong phân biệt được các vật ở gần. Ong đi làm sẽ nhớ những vật, hình dáng tổ ong và chung quanh tổ ong. Nó cũng nhớ những màu sắc chung quanh tổ và màu sắc tổ ong những trang trí trên tổ ong không bao giờ bị nhầm lẫn. Do vậy khi đi làm về theo hướng lúc đi làm ong nhận ra tổ mình rất chính xác.

Mắt ong có thể nhận biết được các màu xanh lam, màu vàng và màu trắng. Nhưng nó không nhận ra màu đỏ. Nếu khi ong đi làm vắng, ta làm thay đổi các vật và màu sắc quanh tổ thì ong sẽ rất lúng túng khi đi làm về và dễ bị nhầm tổ. Và phải mất một thời gian nó mới tìm được tổ của mình với điều kiện thứ 2.

Điều kiện 2: mùi đặc trưng của đàn ong.

Có người gọi đó là “mùi gia đình”. “Mùi gia đình” này do ong thợ gác cửa tiết ra. Chúng đập cánh và nhờ gió cho toả ra trong tổ và trước cửa tổ. Những con ong thợ đi làm về nghi ngờ về sự thay đổi cảnh vật chung quanh tổ thì đã có “mùi gia đình”. Chúng nhờ đó mà xác định đúng tổ của mình.

Tuy nhiên, nếu 2 tổ để gần nhau quá, thì khi đi làm về số ong nhầm tổ sẽ có nhiều hơn. Từ đó có thể xảy ra “chiến tranh” giữa 2 tổ. Trường hợp cửa tổ xoay đến 180° thì chắc chắn ong sẽ không về đúng tổ. Chúng không tìm được cửa tổ để vào. Và sự thay đổi đôi khi dẫn đến đánh nhau giành tổ giữa 2 đàn ong gần nhau.

23. Ong bị mù một số màu

Như đã nói ở trên, ong mật có 5 mắt. Nhiều mắt giúp chúng nhìn thấy mọi vật ở độ cao hơn các loài động vật khác, hai mắt to ở hai bên đầu và 3 mắt ở vị trí trung tâm trên đỉnh đầu giúp chúng xác định và điều chỉnh hướng bay.

Tuy nhiên, loài ong chi có thể nhận biết được một số màu nhất định. Thậm chí chúng nhìn màu đỏ thành màu đen. Nhưng lại nhìn được ánh sáng tia cực tím mà mắt người không nhìn thấy được. Ong sử dụng hình ảnh quang phổ tập trung dày đặc ở vị trí trung tâm của bông hoa. Hình ảnh đó giúp chúng nhắm mục tiêu chuẩn xác.

24. Ong có nhận biết được hương thơm của các loài hoa?

Cặp râu mọc trên đầu chính là 2 “cần anten” giúp ong nhận biết mùi, nhưng mỗi cái vào những mục đích khác nhau.

Phấn hoa – quyết định mùi của hoa

Mỗi râu một chức năng

Các nghiên cứu khoa học cho thấy râu bên phải và cấu trúc thần kinh liên quan tạo thành nền tảng cho trí nhớ về mùi tạm thời trong giai đoạn ngắn. Trong khi đó, râu bên trái hỗ trợ học hỏi về mùi trong thời gian dài, tương tư như sự khác nhau của 2 bán cầu đại não ở người.

Khả năng dịch chuyển ký ức từ râu này sang râu kia

Khả năng này cho phép sử dụng râu bên phải để nhận biết mùi mới mà không bị những ký ức về mùi hương ở bộ nhớ dài hạn làm nhiễu. Loài ong di chuyển đến nhiều bông hoa khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong ngày khi có mật hoa. Điều này dẫn đến sự hình thành mối liên kết giữa các mùi khác nhau trong hành trình một ngày. Quy trình này có thể trở nên dễ dàng hơn nếu sự gợi nhớ về một mùi nào đấy không tồn tại ở vùng học hỏi của não ong.

25. Tính nết của các đàn ong

Có đàn ong bắt từ rừng về rất dữ, hễ đến gần tổ đã bay ra đốt. Nhưng có đàn bắt về lại hiền khô, dùng tay rẽ ong bắt chúa vẫn không đốt. Đó là đặc tính của mỗi đàn ong. Người ta còn đặc tính này thành một tiêu chuẩn để chọn giống và nhân giống ong mật.

Kinh nghiệm còn cho thấy ong dữ hay hiền còn do ảnh hưởng của con người. Các thao tác kỹ thuật tác động lên đàn ong sẽ khiến ong hiền hoặc dữ.

Một đàn ong dữ, hay đốt, nhưng biết tác động khéo léo không làm xáo trộn nề nếp của ong thì nó không đốt và trở nên đàn ong hiền. Trái lại một đàn ong được coi là hiền nhưng người chăm sóc tác động thô bạo làm thay đổi đột ngột điều kiện hoạt động của ong thì lập tức bản năng bảo vệ tổ của ong được kích thích và đàn ong trở nên hung dữ.

Người nuôi tìm hiểu đặc điểm của đàn ong. Họ thực hiện các công việc một cách nhẹ nhàng, phù hợp với mọi hoạt động bình thường của ong. Họ tránh làm cho đàn ong bị kích thích, sợ hãi. Họ không đưa mùi lạ đến gần tổ ong, không kích động tính hung dữ của ong thì sẽ thuần hoá được đàn ong dữ thành đàn ong hiền.

26. Ong có ăn thịt đồng loại không?

Các nhà khoa học cho rằng, loài ong ăn thịt lẫn nhau, Và mục đích là đảm bảo sự ổn định trong một tổ ong.

Với ong mật, ong bắp cày, con ong chúa vẫn đẻ trứng kể cả khi trứng không được thụ tinh. Những quả trứng này sẽ nở ra thành con đực. Điều này làm cho số lượng ong đực sẽ nhiều quá mức cần thiết. Và vì ong đực không làm việc mà chỉ đi thụ tinh, sẽ có nhiều kẻ “ăn không ngồi rồi”. Hơn nữa số lượng ong đực nhiều sẽ có thể tăng số lượng ong thợ thông qua quá trình thụ tinh.

Nguồn cung cấp thức ăn cũng được làm phong phú bằng protein của các con ong. Loài ong có thể tự chống lại sự hiện diện của các con ong lưỡng bội hoặc giả mạo giới tính được phát hiện trong giai đoạn ấu trùng, lúc này ong thợ sẽ chích các tế bào đến chết hoặc ăn thịt chúng.

Hơn nữa, ong chúa thường giao phối với nhiều ong đực khác nhau, Do đó, hệ gene của đàn ong sẽ đa dạng đáng kể. Điều này không tốt đối với loài ong. Mỗi loài có một đặc điểm riêng. Sự xuất hiện một con ong “lạ mặt” có thể làm mất tính đồng nhất trong quá trình phân công lao động của đàn.

27. Những hình lục giác và khả năng toán học của ong

Bất kỳ ai khi nhìn thấy tổ ong đều có thể suy ra rằng loài ong là những nhà toán học xuất sắc. Trên thực tế, các tổ ong tự nhiên ban đầu có hình tròn theo hình dáng của cơ thể con ong, trong quá trình hình thành tạo ra các bức tường ong tan chảy, các con ong tự tạo thành các hình dạng cấu trúc tự nhiên nhất theo định hướng là hình lục giác.

Loài ong còn được đánh giá là chuyên gia trong lĩnh vực tính toán và đi lại.

Một điệu nhảy phức tạp được ong thực hiện khi về tổ để cảnh báo với những con ong khác về những nơi có thực phẩm. Các thay đổi nhỏ được ong quan sát, sau đó chúng sẽ thông báo khoảng cách, tốc độ và góc độ của các chuyến bay liên quan đến ánh sáng mặt trời và thậm chí cả nguồn ong dồi dào như thế nào để báo với đàn ong.

Bạn đang xem bài viết: Ong mật – 27 điều thú vị về sinh vật nhỏ bé tuyệt vời. Thông tin do Glendo Man chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Leave a Comment